Bạn thường hay nghe card đồ họa tích hợp hay còn gọi là GPU thường được gắn trong CPU laptop, vậy card đồ họa tích hợp này hoạt động ra sao? hãy cùng tìm hiểu về dòng Card đồ họa này trong bài viết dưới đây nhé.

Với tên card đồ họa thì bộ phận xử lý quan trọng nhất trong card đồ họa chính là bộ phận xử lý đồ họa ( Graphic Processing Unit hay còn gọi là GPU) có nhiệm vụ chính là xử lý mọi vấn đề về hình ảnh trong máy tính.

Về mặt lý thuyết nói chung thì card đồ họa là phần quyết định tất cả về tốc độ game, chất lượng hình ảnh xem phim, độ phân giải ảnh và các phần mềm ứng dụng về đồ họa cùng với CPU.

Card do hoa tich hop

Card đồ họa tích hợp sử dụng khoảng 1-5% bộ nhớ tuỳ thuộc vào các tác vụ khác nhau để làm nhân xử lý đồ họa. GPU tích hợp mang lại chi phí rẻ hơn nhiều so với những laptop sử dụng GPU rời. Việc kết hợp GPU vào vi xử lý còn giúp laptop sinh nhiệt ít hơn và sử dụng điện tiết kiệm hơn, qua đó kéo dài thời lượng pin. Để cải thiện thời lượng pin, hầu hết laptop sử dụng GPU rời phải chuyển sang GPU tích hợp khi không thực hiện các tác vụ nặng.

Hầu hết người dùng phổ thông đều có thể sử dụng hiệu năng đủ dùng từ chip đồ hoạ của Intel nhưng nếu là muốn chơi game cao cấp hoặc thực hiện những công việc xử lý đồ hoạ 3D, bạn cần laptop có chip đồ hoạ rời cấu hình mạnh từ Nvidia hoặc AMD để thay thế GPU Intel khi mở những ứng dụng nặng đồ hoạ này. Tuỳ thuộc vào chip Intel HD và CPU đi kèm, bạn có thể chạy một số game yêu thích của mình không cần đến chip đồ hoạ rời.

Card đồ hoạ tích hợp không có bộ nhớ. Thay vào đó, chúng lấy bộ nhớ từ hệ thống máy tính giống như vi xử lý. Chẳng hạn, nếu laptop của bạn có 8GB RAM thì chip Intel HD Graphics sẽ lấy một ít bộ nhớ trong số 8GB RAM đó, thường chỉ khoảng 64 hoặc 128MB để làm bộ nhớ riêng cho GPU. Trình điều khiển của GPU tích hợp hoạt động song hành với hệ điều hành để đảm bảo bộ nhớ được phân bổ ở mức tối ưu cho cả GPU và CPU. Giới hạn thực tế tuỳ thuộc vào hệ điều hành và cấu hình máy tính. Vì nhờ vào sự hỗ trợ của CPU và RAM nên card đồ họa tích hợp xử lý ko bằng với card đồ họa rời trong cùng cấp độ. Tuy nhiên, sức mạnh của card đồ họa tích hợp cũng được các nhà sản xuất nâng cấp lên đáng kể nên bạn sẽ không phải quá lo lắng khi chơi game 3D với độ phân giải tương đối cao, cũng như là các bộ phim có độ phân giải cao, các phần mềm xử lý đồ họa cũng được xử lý tốt hơn và mượt mà hơn.